Hốt
Rác
Tôi làm quen
với Quang Chiếu không lâu, so với ba năm dài của Thiền Viện.
Ba năm trước đó, cũng vào tháng 10, ngày trước, ngày sau, tôi phải
theo đoàn hành hương ba tuần trên đất Phật, được thầy Thông
Hải
ghé thăm và báo tin Hòa Thượng đã đến Quang Chiếu. Thật bất
ngờ và vui mừng, trước đó Tuệ Nhàn cũng đã cho biết Hòa Thượng
sẽ ghé
Dallas, nhưng không biết ngày giờ nhất định.
Thế rồi cuộc họp
tay ba diễn ra: Thầy Thông Hải, anh Chi và tôi. Thầy Thông Hải
đề nghị tôi đến gặp Hòa Thượng ngay đêm nay vì không có cơ hội
khác. Cùng với anh Chi chở thầy Thông Hải chạy về Quang Chiếu.
Đến nơi, đã gần nửa đêm, chúng tôi vào lễ Phật. Chánh điện còn
đơn sơ, chỉ có một ngọn đèn điện yếu ớt đủ để nhìn thấy có nhiều
người tháp tùng với phái đoàn của Hòa Thượng đang nằm ngủ la liệt
trên sàn chánh điện. Hai chúng tôi nhích vào, lễ Phật xong, vội
vàng thối gót ra ngoài để khỏi làm mất giấc ngủ của khách thập
phương. Thầy Thông Hải chạy qua thất của Hòa Thượng, nằm mé trái
của chánh điện để thăm dò Hòa thượng còn thức hay đã ngủ. Lát sau,
thầy Thông Hải đi ra gặp chúng tôi và lắc đầu, cuối cùng, chúng
tôi đành phải về tay không.
Thắm thoát 3 năm
qua mau như một giấc ngủ dài. Những chuyện lý thú trong chuyến
du hành xứ Phật chỉ còn là kỷ niệm. Hương vị đất Phật ngày nào
còn phảng phất đó đây. Nhờ chuyến đi này, tôi đã học hỏi được nhiều
địa dư cũng như lộ trình hóa độ của Đức Phật đã trải qua. Những
mẫu chuyện kỳ bí, nhiệm mầu trên con đường muôn dặm, và cuộc chia
ly ngậm ngùi với Xa Nặc và Kiền Trắc, phát khởi từ Ca Tỳ La Vệ,
đến 6 năm ở rừng Khổ Hạnh thành đạo Bồ Đề ở Đạo Tràng, giảng Tứ
Diệu Đế ở Lộc Uyển, nói lý Sắc Không với các thời Kim Cang Bát
Nhã ở vườn Cấp Cô Độc tại Xá Vệ Thành, sau cùng đến núi Linh Thứu
mở bày Pháp Giải Thoát như Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, rồi
nhập diệt ở Câu Thi La...
Tôi cũng vô cùng
thích thú tìm thấy dấu tích của ngài Đường Huyền Trang trong bộ
truyện Tây Du Ký mà tôi cứ ngỡ là những chuyện thần tiên. Và các
di tích phụng sự Phật Pháp của vua A Dục với những ngôi tháp khổng
lồ, trải dài trên các thánh địa từ Lâm Tỳ Ni đến Lộc Uyển; Vua
A Dục dựng một trụ đồng trên đỉnh có hình con ngựa bay, và khắc
chữ bằng Phạn ngữ, đây là nơi Đản Sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu
Ni. Ngoài ra tôi còn được chiêm bái Xá Lợi ở chùa Ma Ha Bồ Đề tại
thành Ba La Nại
Dấu chân của thầy
ba năm trước đánh dấu điểm khởi hành cho Quang Chiếu, một cuộc
hành trình đi mà không chỗ đến. Hôm nay Quang Chiếu đã bắt đầu
xây chánh điện. Cũng phải nói đến một điểm son của sự phát tâm
cúng dường Tam Bảo, cưu mang một tinh thần Cấp Cô Độc của hai vị
thí chủ tại Dallas, để một ngôi chánh điện được sớm khởi công xây
cất, che mưa nắng cho biết bao tấm lòng đang thao thức mong đợi.
Mỗi tuần tôi đến
Quang Chiếu vào giữa ngày thứ Tư, cùng đi theo có sư đệ Phong,
tôi quen gọi là Andy, tên gọi ở hãng, để góp sức với quí cô tại
thiền viện và các Phật tử nhiệt thành với Thiền tông, đang nổ lực
ngày đêm sớm hoàn thành một ngôi chùa. Đúng hơn là một thiền viện
để góp mặt vào nền văn hóa Âu Mỹ, một nguồn Thiền vươn sức sống
vô biên.
Tôi tìm một việc
gì đó để đóng góp với thiền viện mà không bị trùng đụng,
dẫm chân lên nhau như anh Đạt, tôi thường gọi đùa ''chú Đạt'',
thì vừa bỏ
công, lẫn của vào các công trình xây cất nhỏ như thực hiện
một nhà kho để chứa các thứ lỉnh kỉnh, thừa thải của viện, đúc
một
sân chơi bóng rỗ để các em giải trí, sau các thời pháp thường
lệ của Sư phó. Có thêm hai xích đu cho các em ấu nhi. Anh Phú
thì
được giao phó trách nhiệm trông coi, xây cất, hàng ngày góp
ý, thêm bớt với anh Quốc, nhà thầu xây cất và trình báo cho Sư
phó
mỗi ngày. Anh Quốc, một người trẻ tuổi, bặt thiệp, tóc húi
ngắn, có dáng dấp của một vị sư. Lần đầu gặp anh, anh nói với
tôi những
thiền lý rất sâu, sự hiểu biết căn bản về thiền của Quốc
thật hiếm đối với một người Thiên Chúa Giáo. Anh rất dễ dãi,
hòa đồng, hàng
ngày ăn chay với những Phật tử trong viện. Hơn hai tuần trước,
Quốc đã thoát hiểm trong đường tơ, kẽ tóc, khi mấy chiếc
khung kèo, đổ ập xuống nền chánh điện do một luồng gió lốc cực
mạnh thình lình thổi đến, những chiếc kèo này vừa
được xe cần trục nâng lên, nhưng chưa kịp đóng chốt. Những
cây gỗ rơi xuống như đã khéo léo tránh né Quốc một cách lạ lùng.
Anh
chỉ bị xây xát sơ sài. Vài phút trước đó, anh đã ra lệnh
cho các toán thợ của anh chạy ra khỏi chánh điện. Quốc thường cười
nói
đùa: ''Tôi được cả hai ông: Chúa và Phật phò hộ''. Tượng
của Đức Thế Tôn vẫn an nhiên mầu nhiệm trên chánh điện như có một
linh
thần hộ mệnh.
Tâm, người thanh
niên trẻ có chí hướng xuất gia, hàng ngày đến viện để làm việc,
đủ mọi thứ, việc nào cần đến Tâm là Tâm có mặt; Tiến phụ trách
cắt cỏ và tạp dịch; Phần các cô, các chị có cô Hai, chị Phú, chị
Quốc, chị Đạt và nhiều chị khác đến phụ giúp với các cô đúc hình
hoa sen để làm lan can trong những ngày tới.
Cũng phải kể đến
Minh, Tuệ Nhàn, Tuệ Thông và một số anh chị khác tình nguyện đến
giúp viện. Anh chị Minh có cháu Nam 6 tuổi, nói chuyện với cậu
là được nghe những câu thơ, bài kệ kỳ lạ, đặc biệt trong lịch sử
thiền đời Trần. Có lẽ vậy nên Nam được các cô trong viện yêu quý.
Còn tôi và Andy
thì làm việc khiêm nhường là ''Hốt rác''. Rác lớn, rác nhỏ, chúng
tôi đều lượm. Những tuần đầu, chúng tôi chia khu vực, ưu tiên hốt
dọn những gì trước mặt, gần các liêu, vất bỏ những bàn ghế cũ hư
sét. Chúng tôi hội ý với quý cô và đề nghị vứt bỏ tối đa những
thứ không cần thiết nữa cho viện. Lần hồi chúng tôi được Sư phó
giao khoán dọn dẹp những đống gỗ khổng lồ do những cây kèo bị gió
đánh gãy. Những gỗ thừa của thợ xây cất, chúng tôi dọn về một góc
phía bắc của viện để các cô đốt sưởi ấm vào mùa đông sắp đến. Ngoài
việc hốt rác, tôi còn lo diệt những bụi cỏ dại vô duyên, mọc trên
các nền gạch lối đi để tăng thêm vẽ đẹp trang nghiêm thanh tịnh
của thiền viện.
Có kệ rằng:
Cỏ, cỏ, cỏ, đi
đâu cũng cỏ
Rác, rác, rác, che lấp cõi Tam Thiên
Cỏ cháy, rác tiêu trời thanh tịnh
Đâu cần lên hỏi tới cung Hằng
Biết được niệm sanh, chưa khởi sanh
Mùa xuân bướm lượn
Vườn đào đơm bông
Im!
Viết vào đầu thu
2003 tại Dallas để kỷ niệm Quang Chiếu tròn 3 tuổi.
Chánh Giải
|