Thiền viện Quang Chiếu tuân thủ và
chấp hành toàn bộ Thanh Qui của Thiền Viện Trúc Lâm Việt Nam nhưng vì điều kiện khí hậu và đời sống ở đây
có khác với Việt Nam nên thời khóa và phần qui chế phụ có
thay đổi vài điều:
1. Để giữ giới thứ chín, Thiền Sinh
không được giữ và nhận tiền bạc vật dụng riêng tại Thiền
Viện, hoặc đi đâu về tiền còn dư đều phải gởi Thủ Bổn giữ
hộ
2. Thân nhân đến thăm, Thiền Sinh chỉ tiếp khách tại phòng khách. Nếu thân
nhân còn ở lại đều do Tri Khách sắp đặt mọi việc.
3. Không được có điện thoại di động riêng, chỉ được dùng điện thoại của Thiền
Viện. Trước khi dùng phải xin phép vị có trách nhiệm, không được nói quá 10
phút, tránh giờ cao điểm (giờ giá cao)
4. Không được rời Thiền Viện nếu chưa xin phép những vị có trách nhiệm
5. Tuyển sinh hạn tuổi từ 18 đến 70
Phần
Tổ Chức:
Tổ chức Thiền Viện là tổ chức chuyên
tu Thiền theo tông chỉ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử ở Việt
Nam. Để hướng dẫn và bảo vệ Thiền Sinh tu hành được kết quả
tốt nên tổ chức những người có trách nhiệm chia làm hai ban:
Ban Cố Vấn và Ban Chức Sự
Ban
Chức Sự:
TRỤ TRÌ: Có
trách nhiệm sắp đặt việc tu hành của toàn chúng, chủ lễ
các buổi lễ trong Thiền Viện, xem xét sự tu hành và đạo
đức của chúng.
PHÓ TRỤ TRÌ: Có
trách nhiệm thay thế TRỤ TRÌ khi vắng mặt và nhận mọi công
tác dặc biệt do trụ trì giao
TRI SỰ: Sắp
đặt phân công nhân sự và mọi công tác trong Thiền Viện.
Phân chia vật dụng cho chúng
TRI KHÁCH: Tiếp
xúc các Phật Tử và sắp đặt nơi ăn ở cho khách
THƯ KÝ: Gìn
giữ những văn kiện, thư từ quan trọng của Thiền Viện. Sọan
thảo văn thư và liên lạc qua lại với Chánh Quyền, Phật
Tử.
THỦ BỔN: Nhận
giữ và chi ra cho các chức sự cần mua sắm cho chúng và
Thiền Viện với sự đồng ý của Ban Cố Vấn (nếu sử dụng số
tiền lớn). Mỗi tháng phải báo cáo thu chi lên Ban Cố Vấn.